CĂN CỨ XỨ ỦY HÀNH CHÍNH KHÁNG CHIẾN NAM BỘ
Căn cứ Xứ ủy và Ủy ban hành chính kháng chiến Nam bộ (1946 – 1949) tọa lạc trên đôi bờ kinh Dương Văn Dương, kinh Năm Ngàn thuộc các xã Tân Hòa, Nhơn Ninh, Tân Ninh, Nhơn Hòa Lập, Hậu Thạnh Đông, Hậu Thạnh Tây, huyện Tân Thạnh, tỉnh long An. Vùng đất này thuộc trung tâm Đồng Tháp Mười, cách thành phố Tân An 60km về hướng Tây Bắc. Nơi đây là một trong ba căn cứ địa quan trọng nhất của cách mạng miền Nam trong chín năm kháng chiến chống Pháp. Từ năm 1946–1949, Xứ ủy Nam bộ, Ủy ban hành chính kháng chiến Nam bộ, Bộ Tư lệnh và các cơ quan trực thuộc đã chọn nơi đây làm căn cứ, lãnh đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp tái xâm lược trên phạm vi toàn Nam bộ. Nơi đây cũng ghi dấu quá trình hoạt động cách mạng của các đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng, những nhà chính trị và những nhà quân sự nổi tiếng trong lịch sử cách mạng Việt Nam như: Tôn Đức Thắng, Lê Duẩn, Phạm Văn Bạch, Phạm Hùng, Nguyễn Bình, Huỳnh Tấn Phát, Trần Văn Trà…
Căn cứ Xứ ủy, Ủy ban hành chính kháng chiến Nam bộ (1946 – 1949) được khánh thành vào 19/08/2017 với tổng kinh phí đầu tư khoảng 130 tỷ đồng và được xây dựng trên khu đất rộng khoảng 3 hecta. Hiện công trình này tọa lạc tại ấp Bùi Thắng, xã Nhơn Hòa Lập, huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An.
Sau CMT8 năm 1945, những người Việt Nam yêu nước đã vào bưng biền ĐTM theo tiếng gọi của non sông quyết tâm chống Pháp đến cùng. Từ cuối 1945 đến cuối 1949, khu vực kinh Dương Văn Dương từng là nơi đặt trụ sở của cơ quan lãnh đạo các cấp: Xứ ủy, Ủy ban Kháng chiến hành chánh Nam bộ, Bộ tư lệnh Nam bộ, Bộ tư lệnh Khu 8, các ban trực thuộc UBKCHC, là nơi đặt căn cứ Tỉnh ủy, UBKCHC tỉnh, Tỉnh đội một số tỉnh thuộc khu vực ĐTM. Có thể nói “Cả Nam bộ đều ở ĐTM”. Căn cứ ĐTM là nơi xây dựng, phát triển và phân bố lực lượng cách mạng cho các khu, các tỉnh…Từ giữa năm 1946, chiến khu ĐTM từng bước trở thành một căn cứ đầu não, một trung tâm kháng chiến ở Nam bộ mà khu vực kinh Dương Văn Dương trở thành xương sống của chiến khu.
Khu vực kinh DVD từng ghi dấu bao sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc, nơi diễn ra Đại hội Đại biểu Xứ ủy toàn Nam bộ, nơi đài phát thanh Nam bộ phát sóng buổi đầu tiên, nơi trình chiếu bộ phim tài liệu về cách mạng điện ảnh đầu tiên của nước nhà…và biết bao trận đánh nổi tiếng làm kinh hồn khiếp vía bọn thực dân xâm lược. Các đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng như Tôn Đức Thắng, Lê Duẩn, Hoàng Quốc Việt, Ung Văn Khiêm, Phạm Hùng, Trần Văn Trà…từng sống và làm việc, đã lãnh đạo cách mạng miền Nam đi đến thắng lợi trọn vẹn. Những tên đất tên làng, kinh rạch nơi đây từng là vùng hoạt động và gắn liền với những chiến công oanh liệt của Tiểu đoàn 307,309, Trung đoàn 120, 105 anh hùng.
1. Nơi ở của đồng chí Lê Duẩn
Địa điểm sinh hoạt và nghỉ ngơi của đồng chí Lê Duẩn là nhà ông Nguyễn Văn Siêu (Hai Độc Lập) thuộc xã Nhơn Hòa Lập. Nơi ở của đồng chí Lê Duẩn được bảo vệ khá chặt chẽ, những ai có trách nhiệm thì mới được gặp. Bà Trần Thị Én (vợ ông Siêu) là người trực tiếp phụ trách việc nấu ăn cho đồng chí Lê Duẩn trong thời gian đồng chí đóng tại đây.
2. Văn phòng Ủy ban Kháng chiến hành chánh Nam bộ
UBKCHCNB đóng tại nhà ông Hồ Văn Mười thuộc xã Nhơn Hòa Lập. Ngôi nhà này là nơi diễn ra các cuộc họp của UBKCHCNB, quán triệt sự chỉ đạo của Xứ ủy, điều hành tất cả các công việc phục vụ kháng chiến chống Pháp tái xâm lược trên phạm vi toàn Nam bộ.
3. Phòng bào chế Y dược – Sở Y tế Nam bộ
Phòng bào chế y dược của Sở Y tế Nam bộ được đặt tại nhà ông Trần Văn Châu thuộc xã Nhơn Hòa Lập. Chính nơi đây các anh em có học nghề y đã tổ chức một phòng điều chế gồm 10 người để pha thuốc phục vụ kháng chiến. Năm 1949, Sở Y tế Nam bộ lúc ban đầu còn rất đơn giản chỉ phát thuốc thông thường, chủ yếu là thuốc phòng chống sốt rét, chích vắc xin phòng dịch tả, trồng trái, phòng đậu mùa do bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng bào chế (bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng làm Giám Đốc Sở Y tế quân dân y Nam bộ).
4. Nhà in Nam bộ
Căn cứ Sắc lệnh số 102/SL ngày 01/11/1947, Chính phủ Trung ương cho phép UBKCHCNB phát hành công trái, tín phiếu có giá trị như giấy bạc Việt Nam tại Nam bộ, UBKCHCNB tổ chức thành lập “Ban Ấn loát Đặc biệt Nam bộ” tại chiến khu ĐTM (Khu 8) ở rừng Tràm Cái Bèo – Gò Bún kênh Dương Văn Dương, ông Ngô Tấn Nhơn – Bộ trưởng Bộ Canh Nông đặc phái viên Chính phủ Trung ương làm Trưởng ban, ông Nguyễn Thành Vĩnh, luật sư – là Ủy viên UBKCHCNB làm Phó ban.
Nhà in Nam bộ đóng tại nhà Bùi Thị Luận thuộc xã Nhơn Hòa Lập. Từ năm 1946 – 1949, tại ngôi nhà này đã cho ra đời nhiều tài liệu quan trọng của Xứ ủy, UBKCHCNB, một số tờ báo, công văn, giấy tờ…đều được in ấn tại đây. Nhà in được sắp xếp theo từng bộ phận chuyên môn: in, sắp chữ, đúc bản chì, đóng xén, phát hành…Nhà in hoạt động đến năm 1949 thì dời về U Minh theo chỉ thị của cấp trên.
5. Nơi ở của đồng chí Phạm Văn Bạch
6. Nơi ở của đồng chí Trần Văn Trà
Phòng trưng bày: là nơi trưng bày các hiện vật, hình ảnh, tài liệu khoa học phụ… để minh chứng cho quá trình hoạt động và lãnh đạo phong trào kháng chiến chống Pháp tái xâm lược của nhân dân Nam bộ của các đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng tại vùng ĐTM giai đoạn 1946 – 1949. Gồm có gian trung tâm và 4 chuyên đề:
+ Khái quát về vùng Đồng Tháp Mười.
+ Nam bộ chuẩn bị chống Pháp tái xâm lược nước ta lần thứ hai.
+ Căn cứ Xứ ủy, Ủy ban Kháng chiến hành chánh Nam bộ hoạt động tại Tân Thạnh (1946 – 1949).
+ Tân Thạnh ngày nay.
· Chuyên đề 1: Khái quát về vùng Đồng Tháp Mười
Đồng Tháp Mười là cánh đồng trũng thấp, phía bắc giáp với Campuchia, phía tây và nam giáp sông Tiền, phía đông giáp sông Vàm Cỏ Đông, nằm trong địa giới 3 tỉnh: Long An, Tiền Giang và Đồng Tháp, có diện tích 670.000 ha. Vùng đất này có những đặc điểm tự nhiên rất đặc biệt như Nguyễn Bính đã viết:
“Bao la bát ngát,
Bưng sậy lên hoang.
Mùa nắng đồng khô cỏ cháy
Mùa mưa nước ngập lan tràn
Cò trắng nghìn năm bay chẳng dứt
Chân trời bốn mặt rộng thênh thang
Bưng sình hỗn loạn
Kênh rạch ngổn ngang”
Từ hàng ngàn năm trước, nhưng cư dân cổ đã sống ở khu vực này và để lại những di chỉ khảo cổ nổi tiếng thuộc nền văn hóa Óc - Eo như: Gò Tháp, Cổ Sơn Tự, Gò Ô Chùa…Từ thế kỷ XVIII, lưu dân người Việt đã khai phá khu vực đất cao ráo Ba Giồng và ven sông Tiền thuộc vùng Đồng Tháp Mười.
Từ năm 1802 đến đầu năm 1859, đồng thời với cuộc chuyển cư tự phát lẻ tẻ của lưu dân từ Ngũ Quảng vào, nhà Nguyễn có chủ trương khai thác Đồng Tháp Mười bằng hình thức khai hoang lập ấp tự phát và khai hoang lập đồn điền của nhà nước. Từ khi thực dân Pháp xâm lược Nam Bộ, Đồng Tháp Mười trở thành căn cứ kháng chiến của các thủ lĩnh nghĩa quân như: Nguyễn Trung Trực, Võ Duy Dương, Nguyễn Tấn Kiều. Đầu thế kỷ XX, thực dân Pháp bắt đầu đào những con kênh lớn ở vùng Đồng Tháp Mười nhằm khai thác tiềm năng nông nghiệp của vùng này.
Sau Cách mạng Tháng Tám, Đồng Tháp Mười nhanh chóng trở thành căn cứ kháng chiến, trung tâm tập hợp các lực lượng chống Pháp của cả Nam bộ.
Hình ảnh minh họa: chùm ảnh về vùng ĐTM năm 1949. Tiêu bản của một số động vật và thực vật đặc trưng tại vùng ĐTM như: cua, rắn, cá, đưng, bàng, lác…Mô hình thu nhỏ: các loại ghe, xuồng đặc trưng của vùng ĐTM.
· Chuyên đề 2: Nam bộ chuẩn bị chống Pháp tái xâm lược nước ta lần thứ hai.
* Xứ ủy Nam bộ vừa lãnh đạo kháng chiến vừa xây dựng lực lượng cách mạng:
Ngày 25/8/1945, nhân dân Nam bộ đứng lên giành chính quyền ở Sài Gòn. Khâm sai Nam bộ Nguyễn Văn Sâm phải giao chính quyền lại cho cách mạng.Ủy ban Hành chánh Nam bộ lâm thời được thành lập do ông Trần Văn Giàu làm chủ tịch. Thấy rõ dã tâm của thực dân Pháp, Ủy ban hành chánh lâm thời vừa lo tổ chức hệ thống chính quyền cách mạng còn non trẻ, vừa đối phó với sự tái xâm lược của Pháp.
Ngày 7/9/1945, Ủy ban Hành chánh Nam bộ được đổi thành Ủy ban Nhân dân Nam bộ do ông Phạm Văn Bạch làm Chủ tịch, ông Trần Văn Giàu làm Phó chủ tịch.
Ngày 19/9/1945, trước nguy cơ thực dân Pháp tái xâm lược Việt Nam, Ủy ban nhân dân Nam Bộ đã ra lời kêu gọi nhân dân Nam Bộ : “…Nếu người Pháp đánh chiếm chính quyền ở đây, nếu họ đem quân đội đến định cướp nước ta, biến đổi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà thành xứ bảo hộ thuộc địa, dù dưới mặt nạ tự trị nào đi nữa thì quốc dân phải theo lệnh của Chính phủ, sẽ:
-Tổng bãi công, không ai cộng tác với giặc Pháp dưới bất kỳ phương diện nào.
-Kháng chiến đến cùng cho đến ngày toàn thắng…”
Ba giờ sáng ngày 23/9/1945, quân Pháp chiếm trụ sở Ủy ban Nhân dân Nam bộ tại Sài Gòn. Sáng ngày 23/9, chính quyền Nam Bộ họp tại căn nhà số 269 đường Cây Mai (Chợ Lớn) Hội nghị thành lập Ủy ban Kháng chiến Nam Bộ do ông Trần Văn Giàu làm Chủ tịch và Ủy ban Kháng chiến Sài Gòn - Chợ Lớn do ông Nguyễn Văn Tư làm Chủ tịch. Chiều 23/9/1945, Ủy ban Kháng chiến Nam Bộ ra tuyên cáo:
"Sáng hôm 23/9, quân Pháp công nhiên chiếm trụ sở Ủy ban hành chính Nam Bộ và quốc gia tự vệ cuộc. Chúng đã gây đổ máu ở đường phố Sài Gòn... Không lẽ chịu nhục hoài; vì danh dự của dân tộc, chúng ta coi trọng quyền lợi của quốc gia, nên chúng tôi phải đánh điện ra Trung ương xin phép cho kháng chiến..."
Ngày 24/9/1945, Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa gởi huấn lệnh cho quân và dân Nam Bộ. Cuộc kháng chiến chống Pháp tái xâm lược ở Nam Bộ chính thức bắt đầu.
Ngày 26/9/1945, Hồ Chủ Tịch gởi Nam bộ bức thư khích lệ và ủng hộ tinh thần kháng chiến của đồng bào, chiến sĩ. Tuy còn non trẻ vì mới giành được chính quyền nhưng với khí thế xả thân cho độc lập dân tộc, quân dân Nam bộ đã kiềm chân Pháp cả tháng trời ở Sài Gòn. Đến cuối tháng 10/1945, nhờ viện binh, quân Pháp phá vòng vây quanh Sài Gòn, đánh mở rộng ra các tỉnh.
Để thống nhất sự lãnh đạo của Đảng, ngày 15/10/1945, tại Cầu Vĩ (Mỹ Tho), Xứ ủy đã tiến hành cuộc họp gồm Xứ ủy viên Tiền phong, Xứ ủy viên Giải phóng và một số cán bộ từ Côn Đảo về do đại diện Trung ương Đảng chủ trì. Hội nghị bàn nhiều nội dung, trong đó có việc chỉ đạo rút lực lượng ra khỏi thành phố và sáp nhập các tổ chức Đảng ở Nam Bộ thành một tổ chức thống nhất.
Hội nghị bầu đồng chí Tôn Đức Thắng làm Bí thư Xứ ủy. Đến ngày 25/10/1945, Xứ ủy Nam bộ họp tại Thiên hộ (Cái Bè, Tiền Giang) bàn bạc nhiều nội dung quan trọng đẩy mạnh công cuộc kháng chiến, củng cố lực lượng vũ trang, phát triển lực lượng du kích rộng khắp.
Cuối năm 1945, Ban Chấp hành Trung ương Đảng ra chỉ thị: “Kháng chiến kiến quốc” trên cả nước. Tiếp nhận chỉ thị của Trung ương, ngày 10/12/1945, Xứ ủy Nam Bộ đã tổ chức Hội nghị mở rộng tại làng Bình Hòa (nay thuộc xã Bình Hòa Nam, huyện Đức Huệ, tỉnh Long An) quyết định nhiều vấn đề quan trọng của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, trong đó có việc chia Nam Bộ thành 3 khu quân sự theo vùng lãnh thổ với tên gọi là Khu 7, Khu 8, Khu 9 và chỉ định Bộ Chỉ huy các khu. Hội nghị cũng quyết định xây dựng Tân Uyên, Đồng Tháp Mười và U Minh làm căn cứ địa kháng chiến cho Khu 7, Khu 8 và Khu 9.
Đầu năm 1946, một số cán bộ của Khu 8 và tỉnh tân An đã tiến hành khảo sát, lựa chọn khu Bắc Chan - Mộc Hóa, sau đó là khu vực Nhơn Hòa Lập để làm trung tâm cho căn cứ địa Đồng Tháp Mười. Đây là vùng đồng nước mênh mông, kênh rạch chằng chịt, mọc đầy cỏ cây hoang dại. Với thế hiểm trở của vùng đất này, từ cuối năm 1946, chiến khu Đồng Tháp Mười đã trở thành căn cứ đầu não, một trung tâm kháng chiến ở Nam Bộ.
Cuối t9 1945, tỉnh ủy Tân An
* Chính sách bình định, chia để trị của thực dân Pháp và sự chỉ đạo của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Xứ ủy Nam bộ:
Trong kế hoạch triển khai cuộc chiến tranh xâm lược trên toàn lãnh thổ Việt Nam, Bộ Tư lệnh quân đội Pháp ở Đông Dương hạ quyết tâm vào mùa Thu năm 1947 phải “Bình định” xong Nam Bộ, lấy đó làm cơ sở để thực hiện chiến lược “Đánh nhanh thắng nhanh” tại Bắc Bộ và Trung Bộ, tiến tới kết thúc cuộc chiến tranh.
Thực hiện kế hoạch này, sau khi đánh chiếm các tỉnh (thị trấn, thị xã), thực dân Pháp quy tụ tay sai cũ lập bộ máy kềm kẹp dân, xây dựng đồn bót, ruồng bố, vây ráp với chủ trương “đốt sạch, phá sạch, giết sạch”. Chúng tăng cường bắt lính là người bản xứ: năm 1945 là 5000 trên tổng số 32.000, đến năm 1947 là 43.000 trên tổng số 85.000. Về chính trị, chúng tìm cách mua chuộc, lôi kéo các phe nhóm tôn giáo phản động, lập mặt trận quốc gia giả hiệu và các đảng phái thân Pháp.
Thực hiện ý đồ thâm độc “Dùng người Việt đánh người Việt”, thực dân Pháp nhất quán chủ trương “Chia để trị”. Chúng tăng cường tuyên truyền lừa mị, xuyên tạc để chia lực lượng chống Pháp thành 2 khối đối lập nhau là: khối Cộng sản và khối Quốc gia. Chúng chia rẽ dân tộc, đảng phái, tôn giáo hòng biến cuộc chiến tranh chống xâm lăng của dân tộc Việt Nam thành cuộc nội chiến. Chúng tạo nhiều cuộc xung đột đổ máu trong nhân dân Việt Nam.
Cuối năm 1945, đầu năm 1946, thực dân Pháp chiếm đóng Nam Bộ, Tây Nguyên, Nam Trung Bộ, một phần đất Lào và đánh Cam-pu-chia, đồng thời chuẩn bị đưa quân đánh miền Bắc để áp đặt quyền cai trị lại Đông Dương.
Về phía ta, tình hình Nam Bộ gặp rất nhiều khó khăn, nhất là chưa có thời gian để xác lập sự lãnh đạo thống nhất của Đảng đối với cuộc kháng chiến và lực lượng vũ trang.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Hồ Chủ tịch, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã đấu tranh khôn khéo, mềm dẻo để ký kết Hiệp định Sơ Bộ (6/3/1946). Hiệp định đã mở ra bước ngoặt để Nam Bộ có thời gian và điều kiện củng cố, xây dựng lực lượng cho cuộc kháng chiến lâu dài.
Sau Tạm ước 14/7/1946, Thực dân Pháp đã nhận thi hành những điều chính sau ở Nam Bộ:
- Thả những người bị bắt vì chính trị và vì kháng chiến.
- Nhân dân Nam bộ được quyền tự do tổ chức, tự do đi lại, tự do hội họp, tự do báo chí.
- Hai bên thôi đánh nhau.
Mặc dù biết rõ bọn Pháp rất xảo quyệt, không bao giờ thực hiện đúng cam kết đã ký ngày 14/7/1946, nhưng Xứ ủy Nam Bộ vẫn lấy nội dung bản Tạm ước làm cơ sở pháp lý để đấu tranh buộc địch thi hành. Ta đã cử nhiều cán bộ đến gặp Pháp để thỏa thuận ngừng bắn, vận động nhân dân biểu tình, đấu tranh buộc địch thi hành Tạm ước.
Hiện vật và hình ảnh minh họa:
· Chuyên đề 3: Căn cứ Xứ ủy, Ủy ban Kháng chiến hành chánh Nam bộ hoạt động tại Tân Thạnh (1946 – 1949).
* Điều kiện hình thành và phát triển của CCXY, UBKCHCNB giai đoạn 1946 – 1949:
Đầu năm 1946, Pháp đưa quân đánh mạnh các tỉnh miền Trung và miền Tây Nam bộ. Trước tình hình địch đang mạnh. Khu bộ Khu 8 rút về Bạc Liêu cùng với Khu bộ Khu 9 mở hội nghị vào tháng 2/1946 bàn về việc hoặc ở lại hoặc xuyên đông rút mạn Nam Trung bộ chờ đợi thời cơ trở lại tiếp tục chiến đấu.
Trước tình hình các lực lượng vũ trang Khu 8 bị tan rã một bộ phận, đại bộ phận không được thống nhất chỉ huy. Tháng 3/1946, đồng chí Trần Văn Trà - Ủy viên chính trị của giải phóng quân liên quận Hóc Môn-Bà Điểm-Đức Hòa theo gợi ý của đồng chí Lê Duẩn về ĐTM củng cố xây dựng lực lượng.
Sau khi đi các tỉnh Tân An, Chợ Lớn, Mỹ Tho nắm tình hình và tổ chức cuộc họp tại Bến Kè (xã Thủy Đông, huyện Thạnh Hóa), đồng chí Trần Văn Trà quyết định chọn Bắc Chan (nay thuộc kiến Tường) làm căn cứ cho Khu theo đề nghị của ba đồng chí Nguyễn Văn Trí, Nguyễn Văn Thể, Lê Văn Kỉnh.
Đầu tháng 7/1946, địch chiếm Mộc Hóa và các vùng xung quanh, Bộ Tư lệnh Khu 8 quyết định dời căn cứ về kinh Dương Văn Dương (chủ yếu là xã Nhơn Hòa Lập). Trong lúc trời mưa to nước ngập đầy đồng, huyện ủy Mộc Hóa huy động nhân dân trong vùng tập trung 30 – 40 xuồng lớn giúp cơ quan Khu 8 và cơ quan một số tỉnh về khu vực kinh Dương Văn Dương an toàn.
Tháng 10/1946, trên vùng ĐTM bao la, tại Mộc Hóa đại biểu các tỉnh Sài Gòn, Chợ Lớn, Mỹ Tho, Tân An, Long Xuyên, Châu Đốc, Sa Đéc, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh về dự đông đủ đã thành lập Ủy ban Kháng chiến hành chánh Nam bộ và bầu đồng chí Phạm Văn Bạch làm Chủ tịch, đồng chí Phạm Ngọc Thuần giữ chứ Phó chủ tịch.
Dọc theo kinh Dương Văn Dương và những khu vực xung quanh, hầu hết các cơ quan Đảng, chính quyền, quân đội từ cấp Xứ đến Khu, một số tỉnh đều đóng nơi đây. Thực vậy, Đồng Tháp Mười xứng đáng là “thủ đô” của cuộc kháng chiến chống Pháp ở Nam bộ là “Việt Bắc của miền Nam”. Đặc biệt trong thời gian dài (1947 – 1949) đồng chí Lê Duẩn – Bí thư Xứ ủy đã sống và làm việc tại nhà ông Nguyễn Văn Siêu (Hai Độc Lập) và nhà bà Võ Thị Thay (Má Tám) ở xã Nhơn Hòa Lập. Gia đình ông Siêu, bà Thay và bà con xã Nhơn Hòa Lập đã hết lòng bảo vệ và tạo điều kiện cho đồng chí Bí thư Xứ ủy làm việc và lãnh đạo phong trào cách mạng ở Nam bộ.
Sau khi được Trung ương Đảng phái vào Nam lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Pháp ở Nam bộ, đồng chí Lê Duẩn dồn sức cho sự thống nhất của Đảng bộ, linh hồn của cuộc kháng chiến chống Pháp. Giữa năm 1947, Đại hội đại biểu Xứ Đảng bộ Nam bộ được tiến hành, địa điểm là khu miếu Bà trên bờ kinh Năm Ngàn (hiện nay thuộc xã Nhơn Ninh, huyện Tân Thạnh).
Tham dự đại hội có mặt tất cả đại biểu của các tỉnh, đại biểu của liên tỉnh ủy miền Đông và Tây, đại biểu phụ nữ, thanh niên,…Ngoài ra còn có mặt đông đảo các Xứ ủy viên. Khách mời đại hội có Trung tướng Nguyễn Bình - ủy viên quân sự Nam bộ kiêm Bộ trưởng Khu 7, luật sư Phạm Ngọc Thuần – Phó Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến hành chánh Nam bộ. Đồng chí Lê Duẩn – đặc phái viên của Trung ương cùng Ban thường vụ Xứ ủy chủ trì đại hội.
Đại hội dành nhiều thời gian nghiên cứu đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện trường kỳ, kết hợp đấu tranh ở nông thôn và thành thị, vũ trang và chính trị, xây dựng lực lượng quần chúng, xây dựng Đảng, đào tạo cán bộ, thực hiện các chính sách ở vùng giải phóng, công tác địch vận, xây dựng chính quyền từ xã, tỉnh đến khu…
Đại hội bầu Xứ ủy chính thức trực tiếp bầu Bí thư, phó Bí thư, ủy viên thường vụ. Đồng chí Lê Duẩn đắc cử Bí thư, Nguyễn Văn Kỉnh, Nguyễn Đức Thuận – phó Bí thư. Với Đảng bộ Nam bộ đây là đại hội đại biểu lần đầu tiên từ ngày Đảng thành lập, thống nhất được chủ trương, tư tưởng và tổ chức. Tuy nhiên, trong điều kiện chiến trường ác liệt, đại hội không thể giải quyết xong tất cả cần quá trình tự trưởng thành của Đảng bộ tại Nam bộ.
Bước vào năm 1947, Bộ tham mưu quân viễn chinh Pháp quyết tâm bình định cho xong Nam bộ bằng cách lấn chiến vùng giải phóng. Trước âm mưu của địch, Trung ương điện cho Xứ ủy: “Nhiệm vụ của Nam bộ là không để cho Pháp đem tài sản chiến lược ở Nam bộ ra đánh Trung – Bắc”. Chấp hành chỉ thị của Trung ương và Xứ ủy, việc xây dựng và bảo vệ căn cứ ĐTM – trung tâm của cuộc kháng chiến ở Nam bộ trở thành nhiệm vụ cực kỳ quan trọng của toàn thể lực lượng vũ trang và nhân dân Nam bộ.
Tháng 3/1948, tại ĐTM, tiểu đoàn 307 được thành lập tại nhà ông Tám Thấu trên cơ sở tập hợp những cán bộ, chiến sĩ giỏi từ trung đoàn khu và đại đội xung phong của trường Quân chính khu. Ban chỉ huy tiểu đoàn gồm Đỗ Huy Rừa – tiểu đoàn trưởng, Nguyễn Văn Từ - chính trị viên, Lê Văn Sĩ – tiểu đoàn phó. Cùng lúc đó ban Quân sự Nam bộ được thành lập 12/12/1947 (do đồng chí Nguyễn Thanh Sơn tức Nguyễn Bình làm trưởng ban). Tiểu đoàn chủ lực 404 cũng được thành lập, làm nhiệm vụ bảo vệ cơ quan Ban quân sự Nam bộ, Xứ ủy và Ủy ban Kháng chiến hành chánh Nam bộ do Nguyễn Văn Hinh làm tiểu đoàn trưởng. Tiểu đoàn 307 và tiểu đoàn 404 là hai tiểu đoàn chủ lực hoạt động trên địa bàn ĐTM. Sau khi thành lập các tiểu đoàn chủ lực, Ban quân sự và Ủy ban Kháng chiến hành chánh Nam bộ tổ chức lễ thụ phong quân hàm Trung tướng cho Tư lệnh Khu VII Nguyễn Bình tại đám đất cạnh bờ kinh Dương Văn Dương – xã Nhơn Hòa Lập (Sắc lệnh phong quân hàm cấp tướng do Hồ Chủ tịch ký ngày 25/1/1948).
Ngày 3/1/1949, Hội nghị Quân sự Nam bộ mở rộng tại ấp 2, xã Hậu Thạnh do Trung tướng Nguyễn Bình chủ trì, nhận định: sang năm 1949, địch sẽ đánh mạnh vào vùng kinh tế của ta, dùng nhân lực, tài lực tại chỗ để bổ sung cho lực lượng của chúng, đẩy mạnh chiến tranh gián điệp, mở rộng bộ máy tề xã trong vùng chúng kiểm soát. Hội nghị đề ra nhiệm vụ giai đoạn mới là: ra sức phát triển phong trào dân quân, phát triển chiến tranh du kích, chấn chỉnh rèn luyện quân đội, cấp bách xây dựng quân chủ lực để đáp ứng yêu cầu tác chiến mới.
Ở Khu 8, thành lập liên trung đoàn 105 – 120 nhưng lực lượng vẫn phải phân tán hoạt động ở Tân An, Mỹ Tho, trong căn cứ ĐTM có tiểu đoàn 307, một đại đội du kích tập trung của Mộc Hóa làm nhiệm vụ chiến đấu và bảo vệ căn cứ đồng thời là lực lượng cơ động của Khu.
Đến cuối năm 1949, do điều kiện của cuộc kháng chiến, Căn cứ Xứ ủy và Ủy ban kháng chiến hành chính Nam Bộ cùng các sở ngành trực thuộc rút về căn cứ U Minh. Ngày 20/10/1949, lực lượng vũ trang Khu 8 gồm 4 tiểu đội tiễn đưa đồng chí Lê Duẩn – Bí thư Xứ ủy Nam bộ về miền tây trên chiếc ghe 4 chèo.
Có thể nói, Căn cứ Xứ ủy và Ủy ban kháng chiến – hành chính Nam Bộ tại Đồng Tháp Mười giai đoạn 1946-1949 là điểm son trong cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp xâm lược ở nam Bộ nói riêng và cả nước nói chung.
* Hoạt động lãnh đạo của Xứ ủy, UBKCHCNB tại ĐTM giai đoạn 1946 – 1949 trên các lĩnh vực quân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội, …
Về lĩnh vực quân sự nổi bật là: Sản xuất vũ khí để đánh giặc là hoạt động đặc biệt của lực lượng vũ trang Nam Bộ trong chín năm trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Ngay từ ngày đầu kháng chiến, bên cạnh việc lấy vũ khí của địch trang bị cho bộ đội, ngành quân giới Nam Bộ đã chủ động, sáng tạo trong việc sửa chữa và sản xuất vũ khí để đánh giặc. Các “tổ rờ - sạc”, “binh công xưởng”, “công an xưởng” ra đời để làm nhiệm vụ này. Đến năm 1947, quân giới 3 khu: 7, 8, 9 ra đời. Cuối năm 1949, có thêm vụ quân giới của các khu, kể cả khu Sài Gòn – Chợ Lớn. Tính đến lúc này, toàn Nam Bộ có 58 xưởng với khoảng 9000 cán bộ, công nhân quân giới.
Trong buổi đầu Nam Bộ kháng chiến, về tổ chức và lực lượng vũ trang chống Pháp chưa có sự thống nhất. Về tổ chức Đảng cũng có Xứ ủy Tiền phong và Xứ ủy Giải phóng. Về lực lượng vũ trang thì mạnh ai nấy tập hợp và chỉ huy chiến đấu theo kiểu “Thập nhị sứ quân”. Đơn vị đầu tiên của Nam Bộ được chú trọng công tác giáo dục chính trị tư tưởng là Giải phóng quân Liên quận Hóc Môn - Bà Điểm - Đức Hòa, được thành lập ngày 1/11/1945. Lúc bấy giờ, trên toàn Nam Bộ có nhiều nhóm vũ trang đánh Pháp, nhưng không có tổ chức thống nhất, gây ra nạn cát cứ quân phiệt. Trước tình hình đó, Trung ương Đảng cử đồng chí Nguyễn Bình vào Nam làm nhiệm vụ thống nhất lực lượng vũ trang, chấm dứt nạn cát cứ, quân phiệt. Ngày 20/11/1945, đồng chí Nguyễn Bình với danh nghĩa là phái viên Trung ương triệu tập hội nghị quân sự Nam Bộ tại xã An Phú, Hóc Môn để thống nhất lực lượng vũ trang Nam Bộ, tổ chức các đơn vị vũ trang thành 25 chi đội. Sau Hội nghị Xứ ủy mở rộng vào ngày 10/12/1945, lực lượng vũ trang kháng chiến ở Nam Bộ từng bước được hợp nhất, củng cố và xây dựng thành lực lượng vũ trang nhân dân dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng.
Để đào tạo, nâng cao trình độ cho cán bộ chỉ huy quân sự ở Nam Bộ, ngay từ buổi đầu chống Pháp, các trường quân chính đã ra đời, phục vụ yêu cầu cấp thiết của công cuộc kháng chiến.
Trường Quân chính Khu 7 có tiền thân là trại huấn luyện du kích Vĩnh Cửu, Biên Hòa, được thành lập ngày 23/9/1945, khai giảng ngày 26/9/1945, có nhiệm vụ đào tạo ngắn hạn cấp tốc cho cán bộ quân sự của Chi đội 1. Khóa đầu tiên mang tên Hồ Chí Minh, có 50 học viên, khóa kế tiếp mang tên Võ Nguyên Giáp, có 50 học viên.
Trường Quân chính Khu 8 do đồng chí Nguyễn Văn Quạn (Tham mưu trưởng Khu 8) làm Hiệu trưởng, được thành lập sau khi Khu 8 được củng cố (3/1946).
Trường Quân chính Khu 9 (sau được gọi là Trường Quân chính Quang Trung) khai giảng khóa đầu tiên ngày 10/11/1045, đã mở nhiều khóa huấn luyện quân sự, chính trị cho cán bộ.
Sau khi củng cố lực lượng và chuẩn bị đầy đủ về mọi mặt nắm chắc được tình hình Xứ ủy và Ủy ban kháng chiến Hành chánh Nam bộ chỉ đạo đánh thắng các trận đánh tiêu biểu như:
Trận Láng Le – Bàu Cò: Thực hiện kế hoạch đánh chiếm căn cứ Vườn Thơm, ngày 15/4/1948, Pháp huy động 3000 quân (chủ yếu là lính Âu – Phi) cùng máy bay, pháo, xe cơ giới, tàu chiến dưới sự chỉ huy của 1 đại tá người Pháp thực hiện cuộc tấn công vào căn cứ Vườn Thơm với mục tiêu hợp điểm là Láng Le. Lúc bấy giờ, lực lượng tại chỗ của ta gồm 4 đại đội thuộc Trung đoàn 308, 1 số đơn vị thuộc Trung đoàn Phạm Hồng Thái cùng lực lượng vũ trang Trung huyện phối hợp chống càn.
Qua 1 ngày chiến đấu ác liệt, quân ta đã tiêu diệt tại trận 300 tên địch, trong đó có nhiều sĩ quan, bắt sống một số lính Âu – Phi, làm hỏng và phá hủy 5 xe quân sự, thu 11 máy vô tuyến địện, 85 súng trường và súng máy. Tuy nhiên, do quân Pháp đông và được trang bị vũ khí, phương tiện hơn quân ta gấp nhiều lần nên tuy thắng trận, ta đã trả một giá khá đắt với 105 cán bộ, chiến sĩ hy sinh. Ngoài ra, còn có 25 bộ đội, 40 người dân bị thương, 17 người mất tích, khoảng 200 ngôi nhà và vườn tược bị đốt phá. Trận Láng Le – Bàu Cò đã đi vào lịch sử tỉnh Chợ Lớn và lịch sử chín năm kháng chiến chống Pháp của quân và dân Nam Bộ.
Trận Mộc Hóa: Từ ngày 16 đến ngày 18/8/1948, Tiểu đoàn 307, Trung đoàn 120, Trung đội du kích tập trung huyện Mộc Hóa đã tấn công đồn Mộc Hóa - một căn cứ quân sự lớn của Pháp cắm sâu trong căn cứ Đồng Tháp Mười. Sau ba ngày chiến đấu, lực lượng ta tiêu diệt 25 tên địch, làm bị thương 2 tên, bắt sống 6 tên – trong đó có đồn trưởng Louis Bertrand, đồng thời đánh thiệt hại nặng 1 tiểu đoàn địch đến tiếp viện, thu hơn 100 súng các loại - trong đó có 3 cối 60 ly, một số đại liên, trung liên.
Bằng chiến thuật Công đồn – đả viện, trận Mộc Hóa đã đi vào lịch sử hào hùng của dân tộc ta trong 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, làm nức lòng quân dân Khu 8, được cả nước ngợi khen cổ vũ. Đặt biệt, trong lúc quân dân ta đang chiến đấu tại Mộc Hóa, một tổ điện ảnh của Khu 8 đã theo sát các đơn vị quay được nhiều hình ảnh sinh động của trận đánh và dựng thành bộ phim tư liệu với tên gọi “Trận Mộc Hóa”. Đêm 24/12/1948, bộ phim được chiếu ra mắt khán giả tại Câu lạc bộ Quân nhân Khu 8 bên bờ kinh Dương Văn Dương để chào mừng cuộc hội nghị của Ủy ban Kháng chiến - Hành chính Nam Bộ.
Về lĩnh vực kinh tế: Trên tinh thần “tự lực cánh sinh” để phục vụ kháng chiến và chăm lo đời sống cho nhân dân, chính quyền kháng chiến một mặt khuyến khích phát triển sản xuất trên các lĩnh vực (nhất là nông nghiệp), chia cấp ruộng đất cho nông dân, một mặt đấu tranh chống phá âm mưu “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh” của địch. Bên cạnh việc sản xuất, việc thu thuế, chính quyền kháng chiến còn phát hành giấy bạc Nam Bộ, vận động các nhà giàu cho Nhà nước vay mượn, vận động nhân dân mua công phiếu, tín phiếu kháng chiến…
Những việc làm trên đã tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế kháng chiến. Đời sống của nhân dân trong vùng kháng chiến được nâng lên. Bà con nông dân càng phấn khởi, tích cực sản xuất để đóng góp công của, phục vụ phong trào cách mạng.
Phát hành giấy bạc Nam bộ: do tình hình chiến tranh lan rộng và địa bàn cách xa Trung ương, nên Chính phủ cho phép Nam Bộ in giấy bac Việt Nam tại Nam Bộ. Ngày 01/11/1947, Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ban hành sắc lệnh 102/SL cho phép in giấy bạc Việt Nam tại Nam Bộ nên còn được gọi là giấy bạc Nam Bộ.
Từ đó, Ban ấn loát đặc biệt được thành lập tại chiến khu Đồng Tháp Mười (nay thuộc xã Nhơn Hòa Lập, huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An) để thực hiện nhiệm vụ này. Đến năm 1948, Ban ấn loát đặc biệt chính thức hoạt động và từ giữa năm 1949 thì hình thành 2 phân ban:
-Phân ban A do ông Thân Trọng Song làm Trưởng phân ban, chuyên in tín phiếu, đóng tại Đồng Tháp Mười.
-Phân ban B do Họa sĩ Huỳnh Văn Gấm làm Trưởng phân ban, đóng tại căn cứ U Minh, chuyên in giấy bạc Nam Bộ.
Loại tiền đặc biệt này chủ yếu lưu hành ở các khu căn cứ: Đồng Tháp Mười, U Minh, Long Châu Sa….,sau lưu hành khắp các tỉnh Nam Bộ. Trên mỗi tờ giấy bạc đều có chữ ký của ông Phạm Văn Bạch (Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến - Hành chính Nam Bộ) và ông Nguyễn Thành Vĩnh (Giám đốc Sở Tài chính Nam Bộ) là người được Chính phủ nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa ủy quyền. Ngoài giấy bạc Nam Bộ, được sự cho phép của Chính phủ, chính quyền kháng chiến còn phát hành phiếu tiếp tế, phiếu đổi chác, tín phiếu và bạc tài chính lưu hành song song, có giá trị như nhau.
Hiện vật và hình ảnh minh họa: ảnh 2 mặt của tiền, tờ công trái Nam bộ, tiền cụ Hồ,…
Về lĩnh vực văn hóa: Bên cạnh việc đánh giặc, Xứ ủy, Ủy ban Kháng chiến - Hành chính Nam Bộ luôn quan tâm đến đời sống văn hóa của cán bộ, chiến sĩ và nhân dân. Nên văn hóa mới được xây dựng với mục tiêu xóa bỏ dần những hủ tục lạc hậu, xây dựng lối sống mới “mình vì mọi người”. Quan, hôn, tang, tế được tổ chức giản dị, tiết kiệm. An ninh trật tự xã hội được đảm bảo, đêm ngủ khỏi cần đóng cửa. Tình quân dân được vun đắp ngày càng bền chặt. Hoạt động văn nghệ trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu của nhân dân. Các đoàn văn công của quân khu, của tỉnh lưu diễn khắp nơi trong vùng căn cứ, nhiều nghệ sĩ có tên tuổi của Sài Gòn như Ba Du, Tám Danh, Tám Cần... đã vào chiến khu phục vụ kháng chiến, được nhân dân hết lời ca ngợi. Nhiều người cho rằng cuộc sống trong vùng kháng chiến lúc bấy giờ giống như thời “Nghiêu Thuấn” ở Trung Quốc.
Cơ sở điện ảnh đầu tiên của Nam Bộ cũng được thành lập ngày 16/10/1947 tại xã Nhơn Ninh, huyện Mộc Hóa (nay thuộc huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An) với tên gọi “Tổ Nhiếp ảnh Vệ Quốc đoàn Khu 8”. Những cán bộ đầu tiên như: Khương Mễ, Mai Lộc, Lê Hưng ... được cách mạng móc nối từ Sài Gòn đưa vào chiến khu. Tuy phương tiện, máy móc, phim nhựa còn thiếu thốn khó khăn, các ông đã nghiên cứu sách báo, tài liệu của nước ngoài để lắp ráp máy quay phim, tráng phim, chiếu phim và theo sát trận địa quay được những thước phim tư liệu quí giá mà đầu tiên là phim Trận Mộc Hóa (8/1948).
Đêm 24 /12 /1948, tại Câu lạc bộ quân nhân Khu 8 bên bờ kinh Dương Văn Dương, đồng bào Đồng Tháp Mười lần đầu tiên được xem bộ phim tài liệu hoàn chỉnh về trận Mộc Hóa. Hàng trăm người từ khắp mọi xóm ấp của chiến khu đã tìm về để thưởng thức bộ phim đầu tiên, ghe xuồng chen kín một quãng dài trên dòng kinh Dương Văn Dương. Có thể nói ngành điện ảnh cách mạng Việt Nam đã được khai sinh ở căn cứ Đồng Tháp Mười với bộ phim Trận Mộc Hoá.
Ngày 1/12/1947, Đài Tiếng nói Nam Bộ kháng chiến chính thức phát sóng buổi đầu tiên trên chiếc ghe tam bản mui ống 4 chèo, neo cạnh một cụm tràm bên bờ kinh Quận (nay thuộc xã Hậu Thạnh Đông- huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An).
Từ đó cho đến buổi phát sóng cuối cùng của đài vào ngày 1/12/1954 tại U Minh, trong suốt 7 năm trường, Đài Tiếng nói Nam Bộ đã vượt qua những khó khăn, thử thách ác liệt của chiến trường, phải thay đổi địa điểm hơn 15 lần, từ chiến khu Đồng Tháp Mười đến chiến khu U Minh để hoàn thành nhiệm vụ đưa tiếng nói chính nghĩa của cuộc kháng chiến chống Pháp đến với nhân dân trong nước và bạn bè quốc tế. Các buổi phát thanh của đài đều có đầy đủ quy cách, nội dung của một đài chính quy gồm: nhạc hiệu, lời báo danh, tin trong nước, tin quốc tế, xã luận, bình luận, ca nhạc, văn nghệ, kịch ngắn, ca cổ. Chương trình phát của đài từ mỗi ngày một buổi lên mỗi ngày 3 buổi, từ chỗ chỉ phát tiếng Việt tiến đến phát tiếng Pháp, tiếng Khơ-me, tiếng Quảng Đông, Bắc Kinh.
Hoạt động của Đài Tiếng nói Nam Bộ kháng chiến mà Long An là nơi vinh dự là địa điểm phát sóng đầu đã đi vào lịch sử và dư âm của nó vẫn còn tồn tại đến hôm nay. Chiếc máy phát sóng của Đài hiện được đặt tại một vị trí trang trọng trong phòng trưng bày của Bảo tàng Cách mạng Việt Nam (Hà Nội). Đài Tiếng Nói Nam Bộ cũng đã được chính phủ tặng thưởng Huân chương Kháng chiến hạng nhất.
Hiện vật và hình ảnh minh họa: tổ nhiếp ảnh Khu 8 trong thời gian kháng chiến chống Pháp ở ĐTM năm 1949, chiến sĩ đồng bào ta ở ĐTM náo nức đi xem phim tư liệu do điện ảnh Khu 8 chiếu năm 1949, máy phát sóng đầu tiên của Đài phát thanh Nam bộ...
Về lĩnh vực xã hội: Trong buổi đầu Nam Bộ kháng chiến, một số cán bộ, bác sĩ trường Đại học Y dược Pháp ở Đông Dương cùng nhiều sinh viên, y tá, điều dưỡng đã vào chiến khu Đồng Tháp Mười. Sau Tạm ước ngày 14/9/1946, Ủy ban Kháng chiến - Hành chính Nam Bộ quyết định thành lập Sở Quân - Dân y Nam Bộ để phụ trách công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, cán bộ và chiến sĩ. Phòng bào chế cũng được thành lập gồm 10 người có kiến thức chuyên môn để pha chế thuốc, vận động y dược sĩ trong ngành cung cấp nguyên liệu, đào tạo y, dược sĩ phục vụ chiến trường.
Bên cạnh đó, chính quyền cách mạng còn phát động xây dựng đời sống mới, chống mê tín dị đoan, giữ gìn vệ sinh, sử dụng hố xí hai ngăn, xóa bỏ cầu tiêu trên kinh rạch…Nhờ đó, trong những năm kháng chiến, trong vùng cách mạng kiểm soát không xảy ra dịch bệnh.
Phong trào Bình dân học vụ hay phong trào xóa nạn mù chữ trong toàn dân được Chính phủ phát động ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công.
Ở Nam Bộ, dưới sự lãnh đạo của Xứ ủy và Ủy ban Kháng chiến – Hành chính Nam Bộ, phong trào Bình dân học vụ diễn ra hết sức sôi nổi. Nhiều lớp học đã được mở ra, chủ yếu vào ban đêm với phương châm “Người biết chữ dạy người chưa biết”. Nội dung học chính là dạy biết đọc biết viết chữ Quốc ngữ và giáo dục tinh thần dân tộc, tư tưởng yêu nước, nêu bật những gương hy sinh vì nước trong lịch sử. Hình ảnh những cụ già, những em bé... đêm đêm xách đèn đi học tạo nên một phong trào sôi động, thu hút toàn dân tham gia chống giặc dốt - một trong ba kẻ thù lớn của toàn dân tộc ta thời bấy giờ đó là giặc ngoại xâm, giặc đói và giặc dốt.
Phong trào Bình dân học vụ đã góp phần xóa nạn mù chữ cho hàng triệu đồng bào, góp phần không nhỏ trong việc khắc phục hậu quả của chính sách “Ngu dân” mà thực dân Pháp đã thực hiện ngót 1 thế kỷ trên nước Việt Nam.
Hiện vật và hình ảnh minh họa: hộp đựng dụng cụ của quân y, bà Bút chiến sĩ thi đua của phong trào “bình dân học vụ” chụp hình cùng bác sĩ Phạm Ngọc Thạch và đồng chí Nguyễn Văn Chương...
Tóm lại: từ năm 1946 đến năm 1949, Đồng Tháp Mười trở thành căn cứ kháng chiến của Xứ ủy và Ủy ban Kháng chiến - Hành chính Nam Bộ với trung tâm là trục kinh Dương Văn Dương thuộc xã Nhơn Hòa Lập, huyện Mộc Hóa, tỉnh Tân An (nay thuộc huyện Tân Thạnh tỉnh Long An).
Khu vực này đã trở thành “Việt Bắc của miền Nam” với sự hiện diện của các cơ quan lãnh đạo cách mạng cấp xứ, cấp khu, câp tỉnh. Nhiều sự kiện lịch sử quan trọng đã diễn ra nơi đây như: Đại hội đại biểu Xứ ủy Nam bộ, nơi thành lập đài phát thanh Nam Bộ đầu tiên, nơi ra đời phim tư liệu của nền điện ảnh cách mạng Việt Nam... Khu vực này còn mang đậm dấu ấn của nhiều chiến công vang dội: chiến thắng Mộc Hóa, chiến thắng kinh Bùi, với sự nổi tiếng của Tiểu đoàn chủ lực 307 với bài hát “Tiểu đoàn 307” làm rung động lòng người, Tiểu đoàn 404, Trung đoàn 120 ….vang danh cả nước. Các cán bộ cao cấp của Đảng tại Nam Bộ và nhiều nhân sĩ trí thức nổi tiếng đã từng sống và hoạt động nơi đây để lãnh đạo phong trào kháng chiến, đưa con thuyền cách mạng vượt qua gian nan, thử thách đi đến bờ bến vinh quang.
Nơi đây trở thành một địa danh nổi tiếng, một điểm son chói lọi trong trang sử chống xâm lăng của dân tộc ta, là một minh chứng cho tinh thần yêu nước nồng nàn, ý chí căm thù giặc sâu sắc của nhân dân ta đã đoàn kết gắn bó thành một khối thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng đế đánh đuổi giặc ngoại xâm, giành độc lập dân tộc.
· Chuyên đề 4: Tân Thạnh ngày nay
Tân Thạnh ngày nay với diện tích tự nhiên 42.578 ha, phía Bắc giáp huyện Mộc Hóa, phía Nam giáp tỉnh Tiền Giang, phía Tây giáp tỉnh Đồng Tháp, phía Đông giáp huyện Thạnh Hóa. Nếu như xưa kia đây là vùng hoang vắng, dân cư thưa thớt đất đai chưa được khai thác đất hoang chiếm đa số các loại cây hoang dại như năn, sậy, dây leo mọc chằng chịt thì ngày nay vùng đất là vùng chuyên canh cây lúa, dân cư đông đúc, các ngành y tế, giáo dục cũng phát triển rất nhiều. Bên cạnh đó, Tân Thạnh còn có các trục giao thông đường bộ vô cùng quan trọng trong việc xây dựng kinh tế kết hợp với củng cố quốc phòng, mặt khác hệ thống giao thông thủy rất thuận lợi cho việc vận chuyển và giao lưu hàng hóa với thành phố Tân An và TP Hồ Chí Minh góp phần rất lớn vào sự phát triển về kinh tế - xã hội của tỉnh Long An nói riêng và cả nước nói chung.
Căn cứ Xứ ủy và Ủy ban hành chính kháng chiến Nam bộ (1946 – 1949) tọa lạc trên đôi bờ kinh Dương Văn Dương, kinh Năm Ngàn thuộc các xã Tân Hòa, Nhơn Ninh, Tân Ninh, Nhơn Hòa Lập, Hậu Thạnh Đông, Hậu Thạnh Tây, huyện Tân Thạnh, tỉnh long An. Vùng đất này thuộc trung tâm Đồng Tháp Mười, cách thành phố Tân An 60km về hướng Tây Bắc. Nơi đây là một trong ba căn cứ địa quan trọng nhất của cách mạng miền Nam trong chín năm kháng chiến chống Pháp. Từ năm 1946–1949, Xứ ủy Nam bộ, Ủy ban hành chính kháng chiến Nam bộ, Bộ Tư lệnh và các cơ quan trực thuộc đã chọn nơi đây làm căn cứ, lãnh đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp tái xâm lược trên phạm vi toàn Nam bộ. Nơi đây cũng ghi dấu quá trình hoạt động cách mạng của các đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng, những nhà chính trị và những nhà quân sự nổi tiếng trong lịch sử cách mạng Việt Nam như: Tôn Đức Thắng, Lê Duẩn, Phạm Văn Bạch, Phạm Hùng, Nguyễn Bình, Huỳnh Tấn Phát, Trần Văn Trà…
Căn cứ Xứ ủy, Ủy ban hành chính kháng chiến Nam bộ (1946 – 1949) được khánh thành vào 19/08/2017 với tổng kinh phí đầu tư khoảng 130 tỷ đồng và được xây dựng trên khu đất rộng khoảng 3 hecta. Hiện công trình này tọa lạc tại ấp Bùi Thắng, xã Nhơn Hòa Lập, huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An.
Sau CMT8 năm 1945, những người Việt Nam yêu nước đã vào bưng biền ĐTM theo tiếng gọi của non sông quyết tâm chống Pháp đến cùng. Từ cuối 1945 đến cuối 1949, khu vực kinh Dương Văn Dương từng là nơi đặt trụ sở của cơ quan lãnh đạo các cấp: Xứ ủy, Ủy ban Kháng chiến hành chánh Nam bộ, Bộ tư lệnh Nam bộ, Bộ tư lệnh Khu 8, các ban trực thuộc UBKCHC, là nơi đặt căn cứ Tỉnh ủy, UBKCHC tỉnh, Tỉnh đội một số tỉnh thuộc khu vực ĐTM. Có thể nói “Cả Nam bộ đều ở ĐTM”. Căn cứ ĐTM là nơi xây dựng, phát triển và phân bố lực lượng cách mạng cho các khu, các tỉnh…Từ giữa năm 1946, chiến khu ĐTM từng bước trở thành một căn cứ đầu não, một trung tâm kháng chiến ở Nam bộ mà khu vực kinh Dương Văn Dương trở thành xương sống của chiến khu.
Khu vực kinh DVD từng ghi dấu bao sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc, nơi diễn ra Đại hội Đại biểu Xứ ủy toàn Nam bộ, nơi đài phát thanh Nam bộ phát sóng buổi đầu tiên, nơi trình chiếu bộ phim tài liệu về cách mạng điện ảnh đầu tiên của nước nhà…và biết bao trận đánh nổi tiếng làm kinh hồn khiếp vía bọn thực dân xâm lược. Các đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng như Tôn Đức Thắng, Lê Duẩn, Hoàng Quốc Việt, Ung Văn Khiêm, Phạm Hùng, Trần Văn Trà…từng sống và làm việc, đã lãnh đạo cách mạng miền Nam đi đến thắng lợi trọn vẹn. Những tên đất tên làng, kinh rạch nơi đây từng là vùng hoạt động và gắn liền với những chiến công oanh liệt của Tiểu đoàn 307,309, Trung đoàn 120, 105 anh hùng.
1. Nơi ở của đồng chí Lê Duẩn
Địa điểm sinh hoạt và nghỉ ngơi của đồng chí Lê Duẩn là nhà ông Nguyễn Văn Siêu (Hai Độc Lập) thuộc xã Nhơn Hòa Lập. Nơi ở của đồng chí Lê Duẩn được bảo vệ khá chặt chẽ, những ai có trách nhiệm thì mới được gặp. Bà Trần Thị Én (vợ ông Siêu) là người trực tiếp phụ trách việc nấu ăn cho đồng chí Lê Duẩn trong thời gian đồng chí đóng tại đây.
2. Văn phòng Ủy ban Kháng chiến hành chánh Nam bộ
UBKCHCNB đóng tại nhà ông Hồ Văn Mười thuộc xã Nhơn Hòa Lập. Ngôi nhà này là nơi diễn ra các cuộc họp của UBKCHCNB, quán triệt sự chỉ đạo của Xứ ủy, điều hành tất cả các công việc phục vụ kháng chiến chống Pháp tái xâm lược trên phạm vi toàn Nam bộ.
3. Phòng bào chế Y dược – Sở Y tế Nam bộ
Phòng bào chế y dược của Sở Y tế Nam bộ được đặt tại nhà ông Trần Văn Châu thuộc xã Nhơn Hòa Lập. Chính nơi đây các anh em có học nghề y đã tổ chức một phòng điều chế gồm 10 người để pha thuốc phục vụ kháng chiến. Năm 1949, Sở Y tế Nam bộ lúc ban đầu còn rất đơn giản chỉ phát thuốc thông thường, chủ yếu là thuốc phòng chống sốt rét, chích vắc xin phòng dịch tả, trồng trái, phòng đậu mùa do bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng bào chế (bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng làm Giám Đốc Sở Y tế quân dân y Nam bộ).
4. Nhà in Nam bộ
Căn cứ Sắc lệnh số 102/SL ngày 01/11/1947, Chính phủ Trung ương cho phép UBKCHCNB phát hành công trái, tín phiếu có giá trị như giấy bạc Việt Nam tại Nam bộ, UBKCHCNB tổ chức thành lập “Ban Ấn loát Đặc biệt Nam bộ” tại chiến khu ĐTM (Khu 8) ở rừng Tràm Cái Bèo – Gò Bún kênh Dương Văn Dương, ông Ngô Tấn Nhơn – Bộ trưởng Bộ Canh Nông đặc phái viên Chính phủ Trung ương làm Trưởng ban, ông Nguyễn Thành Vĩnh, luật sư – là Ủy viên UBKCHCNB làm Phó ban.
Nhà in Nam bộ đóng tại nhà Bùi Thị Luận thuộc xã Nhơn Hòa Lập. Từ năm 1946 – 1949, tại ngôi nhà này đã cho ra đời nhiều tài liệu quan trọng của Xứ ủy, UBKCHCNB, một số tờ báo, công văn, giấy tờ…đều được in ấn tại đây. Nhà in được sắp xếp theo từng bộ phận chuyên môn: in, sắp chữ, đúc bản chì, đóng xén, phát hành…Nhà in hoạt động đến năm 1949 thì dời về U Minh theo chỉ thị của cấp trên.
5. Nơi ở của đồng chí Phạm Văn Bạch
6. Nơi ở của đồng chí Trần Văn Trà
Phòng trưng bày: là nơi trưng bày các hiện vật, hình ảnh, tài liệu khoa học phụ… để minh chứng cho quá trình hoạt động và lãnh đạo phong trào kháng chiến chống Pháp tái xâm lược của nhân dân Nam bộ của các đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng tại vùng ĐTM giai đoạn 1946 – 1949. Gồm có gian trung tâm và 4 chuyên đề:
+ Khái quát về vùng Đồng Tháp Mười.
+ Nam bộ chuẩn bị chống Pháp tái xâm lược nước ta lần thứ hai.
+ Căn cứ Xứ ủy, Ủy ban Kháng chiến hành chánh Nam bộ hoạt động tại Tân Thạnh (1946 – 1949).
+ Tân Thạnh ngày nay.
· Chuyên đề 1: Khái quát về vùng Đồng Tháp Mười
Đồng Tháp Mười là cánh đồng trũng thấp, phía bắc giáp với Campuchia, phía tây và nam giáp sông Tiền, phía đông giáp sông Vàm Cỏ Đông, nằm trong địa giới 3 tỉnh: Long An, Tiền Giang và Đồng Tháp, có diện tích 670.000 ha. Vùng đất này có những đặc điểm tự nhiên rất đặc biệt như Nguyễn Bính đã viết:
“Bao la bát ngát,
Bưng sậy lên hoang.
Mùa nắng đồng khô cỏ cháy
Mùa mưa nước ngập lan tràn
Cò trắng nghìn năm bay chẳng dứt
Chân trời bốn mặt rộng thênh thang
Bưng sình hỗn loạn
Kênh rạch ngổn ngang”
Từ hàng ngàn năm trước, nhưng cư dân cổ đã sống ở khu vực này và để lại những di chỉ khảo cổ nổi tiếng thuộc nền văn hóa Óc - Eo như: Gò Tháp, Cổ Sơn Tự, Gò Ô Chùa…Từ thế kỷ XVIII, lưu dân người Việt đã khai phá khu vực đất cao ráo Ba Giồng và ven sông Tiền thuộc vùng Đồng Tháp Mười.
Từ năm 1802 đến đầu năm 1859, đồng thời với cuộc chuyển cư tự phát lẻ tẻ của lưu dân từ Ngũ Quảng vào, nhà Nguyễn có chủ trương khai thác Đồng Tháp Mười bằng hình thức khai hoang lập ấp tự phát và khai hoang lập đồn điền của nhà nước. Từ khi thực dân Pháp xâm lược Nam Bộ, Đồng Tháp Mười trở thành căn cứ kháng chiến của các thủ lĩnh nghĩa quân như: Nguyễn Trung Trực, Võ Duy Dương, Nguyễn Tấn Kiều. Đầu thế kỷ XX, thực dân Pháp bắt đầu đào những con kênh lớn ở vùng Đồng Tháp Mười nhằm khai thác tiềm năng nông nghiệp của vùng này.
Sau Cách mạng Tháng Tám, Đồng Tháp Mười nhanh chóng trở thành căn cứ kháng chiến, trung tâm tập hợp các lực lượng chống Pháp của cả Nam bộ.
Hình ảnh minh họa: chùm ảnh về vùng ĐTM năm 1949. Tiêu bản của một số động vật và thực vật đặc trưng tại vùng ĐTM như: cua, rắn, cá, đưng, bàng, lác…Mô hình thu nhỏ: các loại ghe, xuồng đặc trưng của vùng ĐTM.
· Chuyên đề 2: Nam bộ chuẩn bị chống Pháp tái xâm lược nước ta lần thứ hai.
* Xứ ủy Nam bộ vừa lãnh đạo kháng chiến vừa xây dựng lực lượng cách mạng:
Ngày 25/8/1945, nhân dân Nam bộ đứng lên giành chính quyền ở Sài Gòn. Khâm sai Nam bộ Nguyễn Văn Sâm phải giao chính quyền lại cho cách mạng.Ủy ban Hành chánh Nam bộ lâm thời được thành lập do ông Trần Văn Giàu làm chủ tịch. Thấy rõ dã tâm của thực dân Pháp, Ủy ban hành chánh lâm thời vừa lo tổ chức hệ thống chính quyền cách mạng còn non trẻ, vừa đối phó với sự tái xâm lược của Pháp.
Ngày 7/9/1945, Ủy ban Hành chánh Nam bộ được đổi thành Ủy ban Nhân dân Nam bộ do ông Phạm Văn Bạch làm Chủ tịch, ông Trần Văn Giàu làm Phó chủ tịch.
Ngày 19/9/1945, trước nguy cơ thực dân Pháp tái xâm lược Việt Nam, Ủy ban nhân dân Nam Bộ đã ra lời kêu gọi nhân dân Nam Bộ : “…Nếu người Pháp đánh chiếm chính quyền ở đây, nếu họ đem quân đội đến định cướp nước ta, biến đổi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà thành xứ bảo hộ thuộc địa, dù dưới mặt nạ tự trị nào đi nữa thì quốc dân phải theo lệnh của Chính phủ, sẽ:
-Tổng bãi công, không ai cộng tác với giặc Pháp dưới bất kỳ phương diện nào.
-Kháng chiến đến cùng cho đến ngày toàn thắng…”
Ba giờ sáng ngày 23/9/1945, quân Pháp chiếm trụ sở Ủy ban Nhân dân Nam bộ tại Sài Gòn. Sáng ngày 23/9, chính quyền Nam Bộ họp tại căn nhà số 269 đường Cây Mai (Chợ Lớn) Hội nghị thành lập Ủy ban Kháng chiến Nam Bộ do ông Trần Văn Giàu làm Chủ tịch và Ủy ban Kháng chiến Sài Gòn - Chợ Lớn do ông Nguyễn Văn Tư làm Chủ tịch. Chiều 23/9/1945, Ủy ban Kháng chiến Nam Bộ ra tuyên cáo:
"Sáng hôm 23/9, quân Pháp công nhiên chiếm trụ sở Ủy ban hành chính Nam Bộ và quốc gia tự vệ cuộc. Chúng đã gây đổ máu ở đường phố Sài Gòn... Không lẽ chịu nhục hoài; vì danh dự của dân tộc, chúng ta coi trọng quyền lợi của quốc gia, nên chúng tôi phải đánh điện ra Trung ương xin phép cho kháng chiến..."
Ngày 24/9/1945, Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa gởi huấn lệnh cho quân và dân Nam Bộ. Cuộc kháng chiến chống Pháp tái xâm lược ở Nam Bộ chính thức bắt đầu.
Ngày 26/9/1945, Hồ Chủ Tịch gởi Nam bộ bức thư khích lệ và ủng hộ tinh thần kháng chiến của đồng bào, chiến sĩ. Tuy còn non trẻ vì mới giành được chính quyền nhưng với khí thế xả thân cho độc lập dân tộc, quân dân Nam bộ đã kiềm chân Pháp cả tháng trời ở Sài Gòn. Đến cuối tháng 10/1945, nhờ viện binh, quân Pháp phá vòng vây quanh Sài Gòn, đánh mở rộng ra các tỉnh.
Để thống nhất sự lãnh đạo của Đảng, ngày 15/10/1945, tại Cầu Vĩ (Mỹ Tho), Xứ ủy đã tiến hành cuộc họp gồm Xứ ủy viên Tiền phong, Xứ ủy viên Giải phóng và một số cán bộ từ Côn Đảo về do đại diện Trung ương Đảng chủ trì. Hội nghị bàn nhiều nội dung, trong đó có việc chỉ đạo rút lực lượng ra khỏi thành phố và sáp nhập các tổ chức Đảng ở Nam Bộ thành một tổ chức thống nhất.
Hội nghị bầu đồng chí Tôn Đức Thắng làm Bí thư Xứ ủy. Đến ngày 25/10/1945, Xứ ủy Nam bộ họp tại Thiên hộ (Cái Bè, Tiền Giang) bàn bạc nhiều nội dung quan trọng đẩy mạnh công cuộc kháng chiến, củng cố lực lượng vũ trang, phát triển lực lượng du kích rộng khắp.
Cuối năm 1945, Ban Chấp hành Trung ương Đảng ra chỉ thị: “Kháng chiến kiến quốc” trên cả nước. Tiếp nhận chỉ thị của Trung ương, ngày 10/12/1945, Xứ ủy Nam Bộ đã tổ chức Hội nghị mở rộng tại làng Bình Hòa (nay thuộc xã Bình Hòa Nam, huyện Đức Huệ, tỉnh Long An) quyết định nhiều vấn đề quan trọng của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, trong đó có việc chia Nam Bộ thành 3 khu quân sự theo vùng lãnh thổ với tên gọi là Khu 7, Khu 8, Khu 9 và chỉ định Bộ Chỉ huy các khu. Hội nghị cũng quyết định xây dựng Tân Uyên, Đồng Tháp Mười và U Minh làm căn cứ địa kháng chiến cho Khu 7, Khu 8 và Khu 9.
Đầu năm 1946, một số cán bộ của Khu 8 và tỉnh tân An đã tiến hành khảo sát, lựa chọn khu Bắc Chan - Mộc Hóa, sau đó là khu vực Nhơn Hòa Lập để làm trung tâm cho căn cứ địa Đồng Tháp Mười. Đây là vùng đồng nước mênh mông, kênh rạch chằng chịt, mọc đầy cỏ cây hoang dại. Với thế hiểm trở của vùng đất này, từ cuối năm 1946, chiến khu Đồng Tháp Mười đã trở thành căn cứ đầu não, một trung tâm kháng chiến ở Nam Bộ.
Cuối t9 1945, tỉnh ủy Tân An
* Chính sách bình định, chia để trị của thực dân Pháp và sự chỉ đạo của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Xứ ủy Nam bộ:
Trong kế hoạch triển khai cuộc chiến tranh xâm lược trên toàn lãnh thổ Việt Nam, Bộ Tư lệnh quân đội Pháp ở Đông Dương hạ quyết tâm vào mùa Thu năm 1947 phải “Bình định” xong Nam Bộ, lấy đó làm cơ sở để thực hiện chiến lược “Đánh nhanh thắng nhanh” tại Bắc Bộ và Trung Bộ, tiến tới kết thúc cuộc chiến tranh.
Thực hiện kế hoạch này, sau khi đánh chiếm các tỉnh (thị trấn, thị xã), thực dân Pháp quy tụ tay sai cũ lập bộ máy kềm kẹp dân, xây dựng đồn bót, ruồng bố, vây ráp với chủ trương “đốt sạch, phá sạch, giết sạch”. Chúng tăng cường bắt lính là người bản xứ: năm 1945 là 5000 trên tổng số 32.000, đến năm 1947 là 43.000 trên tổng số 85.000. Về chính trị, chúng tìm cách mua chuộc, lôi kéo các phe nhóm tôn giáo phản động, lập mặt trận quốc gia giả hiệu và các đảng phái thân Pháp.
Thực hiện ý đồ thâm độc “Dùng người Việt đánh người Việt”, thực dân Pháp nhất quán chủ trương “Chia để trị”. Chúng tăng cường tuyên truyền lừa mị, xuyên tạc để chia lực lượng chống Pháp thành 2 khối đối lập nhau là: khối Cộng sản và khối Quốc gia. Chúng chia rẽ dân tộc, đảng phái, tôn giáo hòng biến cuộc chiến tranh chống xâm lăng của dân tộc Việt Nam thành cuộc nội chiến. Chúng tạo nhiều cuộc xung đột đổ máu trong nhân dân Việt Nam.
Cuối năm 1945, đầu năm 1946, thực dân Pháp chiếm đóng Nam Bộ, Tây Nguyên, Nam Trung Bộ, một phần đất Lào và đánh Cam-pu-chia, đồng thời chuẩn bị đưa quân đánh miền Bắc để áp đặt quyền cai trị lại Đông Dương.
Về phía ta, tình hình Nam Bộ gặp rất nhiều khó khăn, nhất là chưa có thời gian để xác lập sự lãnh đạo thống nhất của Đảng đối với cuộc kháng chiến và lực lượng vũ trang.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Hồ Chủ tịch, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã đấu tranh khôn khéo, mềm dẻo để ký kết Hiệp định Sơ Bộ (6/3/1946). Hiệp định đã mở ra bước ngoặt để Nam Bộ có thời gian và điều kiện củng cố, xây dựng lực lượng cho cuộc kháng chiến lâu dài.
Sau Tạm ước 14/7/1946, Thực dân Pháp đã nhận thi hành những điều chính sau ở Nam Bộ:
- Thả những người bị bắt vì chính trị và vì kháng chiến.
- Nhân dân Nam bộ được quyền tự do tổ chức, tự do đi lại, tự do hội họp, tự do báo chí.
- Hai bên thôi đánh nhau.
Mặc dù biết rõ bọn Pháp rất xảo quyệt, không bao giờ thực hiện đúng cam kết đã ký ngày 14/7/1946, nhưng Xứ ủy Nam Bộ vẫn lấy nội dung bản Tạm ước làm cơ sở pháp lý để đấu tranh buộc địch thi hành. Ta đã cử nhiều cán bộ đến gặp Pháp để thỏa thuận ngừng bắn, vận động nhân dân biểu tình, đấu tranh buộc địch thi hành Tạm ước.
Hiện vật và hình ảnh minh họa:
· Chuyên đề 3: Căn cứ Xứ ủy, Ủy ban Kháng chiến hành chánh Nam bộ hoạt động tại Tân Thạnh (1946 – 1949).
* Điều kiện hình thành và phát triển của CCXY, UBKCHCNB giai đoạn 1946 – 1949:
Đầu năm 1946, Pháp đưa quân đánh mạnh các tỉnh miền Trung và miền Tây Nam bộ. Trước tình hình địch đang mạnh. Khu bộ Khu 8 rút về Bạc Liêu cùng với Khu bộ Khu 9 mở hội nghị vào tháng 2/1946 bàn về việc hoặc ở lại hoặc xuyên đông rút mạn Nam Trung bộ chờ đợi thời cơ trở lại tiếp tục chiến đấu.
Trước tình hình các lực lượng vũ trang Khu 8 bị tan rã một bộ phận, đại bộ phận không được thống nhất chỉ huy. Tháng 3/1946, đồng chí Trần Văn Trà - Ủy viên chính trị của giải phóng quân liên quận Hóc Môn-Bà Điểm-Đức Hòa theo gợi ý của đồng chí Lê Duẩn về ĐTM củng cố xây dựng lực lượng.
Sau khi đi các tỉnh Tân An, Chợ Lớn, Mỹ Tho nắm tình hình và tổ chức cuộc họp tại Bến Kè (xã Thủy Đông, huyện Thạnh Hóa), đồng chí Trần Văn Trà quyết định chọn Bắc Chan (nay thuộc kiến Tường) làm căn cứ cho Khu theo đề nghị của ba đồng chí Nguyễn Văn Trí, Nguyễn Văn Thể, Lê Văn Kỉnh.
Đầu tháng 7/1946, địch chiếm Mộc Hóa và các vùng xung quanh, Bộ Tư lệnh Khu 8 quyết định dời căn cứ về kinh Dương Văn Dương (chủ yếu là xã Nhơn Hòa Lập). Trong lúc trời mưa to nước ngập đầy đồng, huyện ủy Mộc Hóa huy động nhân dân trong vùng tập trung 30 – 40 xuồng lớn giúp cơ quan Khu 8 và cơ quan một số tỉnh về khu vực kinh Dương Văn Dương an toàn.
Tháng 10/1946, trên vùng ĐTM bao la, tại Mộc Hóa đại biểu các tỉnh Sài Gòn, Chợ Lớn, Mỹ Tho, Tân An, Long Xuyên, Châu Đốc, Sa Đéc, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh về dự đông đủ đã thành lập Ủy ban Kháng chiến hành chánh Nam bộ và bầu đồng chí Phạm Văn Bạch làm Chủ tịch, đồng chí Phạm Ngọc Thuần giữ chứ Phó chủ tịch.
Dọc theo kinh Dương Văn Dương và những khu vực xung quanh, hầu hết các cơ quan Đảng, chính quyền, quân đội từ cấp Xứ đến Khu, một số tỉnh đều đóng nơi đây. Thực vậy, Đồng Tháp Mười xứng đáng là “thủ đô” của cuộc kháng chiến chống Pháp ở Nam bộ là “Việt Bắc của miền Nam”. Đặc biệt trong thời gian dài (1947 – 1949) đồng chí Lê Duẩn – Bí thư Xứ ủy đã sống và làm việc tại nhà ông Nguyễn Văn Siêu (Hai Độc Lập) và nhà bà Võ Thị Thay (Má Tám) ở xã Nhơn Hòa Lập. Gia đình ông Siêu, bà Thay và bà con xã Nhơn Hòa Lập đã hết lòng bảo vệ và tạo điều kiện cho đồng chí Bí thư Xứ ủy làm việc và lãnh đạo phong trào cách mạng ở Nam bộ.
Sau khi được Trung ương Đảng phái vào Nam lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Pháp ở Nam bộ, đồng chí Lê Duẩn dồn sức cho sự thống nhất của Đảng bộ, linh hồn của cuộc kháng chiến chống Pháp. Giữa năm 1947, Đại hội đại biểu Xứ Đảng bộ Nam bộ được tiến hành, địa điểm là khu miếu Bà trên bờ kinh Năm Ngàn (hiện nay thuộc xã Nhơn Ninh, huyện Tân Thạnh).
Tham dự đại hội có mặt tất cả đại biểu của các tỉnh, đại biểu của liên tỉnh ủy miền Đông và Tây, đại biểu phụ nữ, thanh niên,…Ngoài ra còn có mặt đông đảo các Xứ ủy viên. Khách mời đại hội có Trung tướng Nguyễn Bình - ủy viên quân sự Nam bộ kiêm Bộ trưởng Khu 7, luật sư Phạm Ngọc Thuần – Phó Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến hành chánh Nam bộ. Đồng chí Lê Duẩn – đặc phái viên của Trung ương cùng Ban thường vụ Xứ ủy chủ trì đại hội.
Đại hội dành nhiều thời gian nghiên cứu đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện trường kỳ, kết hợp đấu tranh ở nông thôn và thành thị, vũ trang và chính trị, xây dựng lực lượng quần chúng, xây dựng Đảng, đào tạo cán bộ, thực hiện các chính sách ở vùng giải phóng, công tác địch vận, xây dựng chính quyền từ xã, tỉnh đến khu…
Đại hội bầu Xứ ủy chính thức trực tiếp bầu Bí thư, phó Bí thư, ủy viên thường vụ. Đồng chí Lê Duẩn đắc cử Bí thư, Nguyễn Văn Kỉnh, Nguyễn Đức Thuận – phó Bí thư. Với Đảng bộ Nam bộ đây là đại hội đại biểu lần đầu tiên từ ngày Đảng thành lập, thống nhất được chủ trương, tư tưởng và tổ chức. Tuy nhiên, trong điều kiện chiến trường ác liệt, đại hội không thể giải quyết xong tất cả cần quá trình tự trưởng thành của Đảng bộ tại Nam bộ.
Bước vào năm 1947, Bộ tham mưu quân viễn chinh Pháp quyết tâm bình định cho xong Nam bộ bằng cách lấn chiến vùng giải phóng. Trước âm mưu của địch, Trung ương điện cho Xứ ủy: “Nhiệm vụ của Nam bộ là không để cho Pháp đem tài sản chiến lược ở Nam bộ ra đánh Trung – Bắc”. Chấp hành chỉ thị của Trung ương và Xứ ủy, việc xây dựng và bảo vệ căn cứ ĐTM – trung tâm của cuộc kháng chiến ở Nam bộ trở thành nhiệm vụ cực kỳ quan trọng của toàn thể lực lượng vũ trang và nhân dân Nam bộ.
Tháng 3/1948, tại ĐTM, tiểu đoàn 307 được thành lập tại nhà ông Tám Thấu trên cơ sở tập hợp những cán bộ, chiến sĩ giỏi từ trung đoàn khu và đại đội xung phong của trường Quân chính khu. Ban chỉ huy tiểu đoàn gồm Đỗ Huy Rừa – tiểu đoàn trưởng, Nguyễn Văn Từ - chính trị viên, Lê Văn Sĩ – tiểu đoàn phó. Cùng lúc đó ban Quân sự Nam bộ được thành lập 12/12/1947 (do đồng chí Nguyễn Thanh Sơn tức Nguyễn Bình làm trưởng ban). Tiểu đoàn chủ lực 404 cũng được thành lập, làm nhiệm vụ bảo vệ cơ quan Ban quân sự Nam bộ, Xứ ủy và Ủy ban Kháng chiến hành chánh Nam bộ do Nguyễn Văn Hinh làm tiểu đoàn trưởng. Tiểu đoàn 307 và tiểu đoàn 404 là hai tiểu đoàn chủ lực hoạt động trên địa bàn ĐTM. Sau khi thành lập các tiểu đoàn chủ lực, Ban quân sự và Ủy ban Kháng chiến hành chánh Nam bộ tổ chức lễ thụ phong quân hàm Trung tướng cho Tư lệnh Khu VII Nguyễn Bình tại đám đất cạnh bờ kinh Dương Văn Dương – xã Nhơn Hòa Lập (Sắc lệnh phong quân hàm cấp tướng do Hồ Chủ tịch ký ngày 25/1/1948).
Ngày 3/1/1949, Hội nghị Quân sự Nam bộ mở rộng tại ấp 2, xã Hậu Thạnh do Trung tướng Nguyễn Bình chủ trì, nhận định: sang năm 1949, địch sẽ đánh mạnh vào vùng kinh tế của ta, dùng nhân lực, tài lực tại chỗ để bổ sung cho lực lượng của chúng, đẩy mạnh chiến tranh gián điệp, mở rộng bộ máy tề xã trong vùng chúng kiểm soát. Hội nghị đề ra nhiệm vụ giai đoạn mới là: ra sức phát triển phong trào dân quân, phát triển chiến tranh du kích, chấn chỉnh rèn luyện quân đội, cấp bách xây dựng quân chủ lực để đáp ứng yêu cầu tác chiến mới.
Ở Khu 8, thành lập liên trung đoàn 105 – 120 nhưng lực lượng vẫn phải phân tán hoạt động ở Tân An, Mỹ Tho, trong căn cứ ĐTM có tiểu đoàn 307, một đại đội du kích tập trung của Mộc Hóa làm nhiệm vụ chiến đấu và bảo vệ căn cứ đồng thời là lực lượng cơ động của Khu.
Đến cuối năm 1949, do điều kiện của cuộc kháng chiến, Căn cứ Xứ ủy và Ủy ban kháng chiến hành chính Nam Bộ cùng các sở ngành trực thuộc rút về căn cứ U Minh. Ngày 20/10/1949, lực lượng vũ trang Khu 8 gồm 4 tiểu đội tiễn đưa đồng chí Lê Duẩn – Bí thư Xứ ủy Nam bộ về miền tây trên chiếc ghe 4 chèo.
Có thể nói, Căn cứ Xứ ủy và Ủy ban kháng chiến – hành chính Nam Bộ tại Đồng Tháp Mười giai đoạn 1946-1949 là điểm son trong cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp xâm lược ở nam Bộ nói riêng và cả nước nói chung.
* Hoạt động lãnh đạo của Xứ ủy, UBKCHCNB tại ĐTM giai đoạn 1946 – 1949 trên các lĩnh vực quân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội, …
Về lĩnh vực quân sự nổi bật là: Sản xuất vũ khí để đánh giặc là hoạt động đặc biệt của lực lượng vũ trang Nam Bộ trong chín năm trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Ngay từ ngày đầu kháng chiến, bên cạnh việc lấy vũ khí của địch trang bị cho bộ đội, ngành quân giới Nam Bộ đã chủ động, sáng tạo trong việc sửa chữa và sản xuất vũ khí để đánh giặc. Các “tổ rờ - sạc”, “binh công xưởng”, “công an xưởng” ra đời để làm nhiệm vụ này. Đến năm 1947, quân giới 3 khu: 7, 8, 9 ra đời. Cuối năm 1949, có thêm vụ quân giới của các khu, kể cả khu Sài Gòn – Chợ Lớn. Tính đến lúc này, toàn Nam Bộ có 58 xưởng với khoảng 9000 cán bộ, công nhân quân giới.
Trong buổi đầu Nam Bộ kháng chiến, về tổ chức và lực lượng vũ trang chống Pháp chưa có sự thống nhất. Về tổ chức Đảng cũng có Xứ ủy Tiền phong và Xứ ủy Giải phóng. Về lực lượng vũ trang thì mạnh ai nấy tập hợp và chỉ huy chiến đấu theo kiểu “Thập nhị sứ quân”. Đơn vị đầu tiên của Nam Bộ được chú trọng công tác giáo dục chính trị tư tưởng là Giải phóng quân Liên quận Hóc Môn - Bà Điểm - Đức Hòa, được thành lập ngày 1/11/1945. Lúc bấy giờ, trên toàn Nam Bộ có nhiều nhóm vũ trang đánh Pháp, nhưng không có tổ chức thống nhất, gây ra nạn cát cứ quân phiệt. Trước tình hình đó, Trung ương Đảng cử đồng chí Nguyễn Bình vào Nam làm nhiệm vụ thống nhất lực lượng vũ trang, chấm dứt nạn cát cứ, quân phiệt. Ngày 20/11/1945, đồng chí Nguyễn Bình với danh nghĩa là phái viên Trung ương triệu tập hội nghị quân sự Nam Bộ tại xã An Phú, Hóc Môn để thống nhất lực lượng vũ trang Nam Bộ, tổ chức các đơn vị vũ trang thành 25 chi đội. Sau Hội nghị Xứ ủy mở rộng vào ngày 10/12/1945, lực lượng vũ trang kháng chiến ở Nam Bộ từng bước được hợp nhất, củng cố và xây dựng thành lực lượng vũ trang nhân dân dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng.
Để đào tạo, nâng cao trình độ cho cán bộ chỉ huy quân sự ở Nam Bộ, ngay từ buổi đầu chống Pháp, các trường quân chính đã ra đời, phục vụ yêu cầu cấp thiết của công cuộc kháng chiến.
Trường Quân chính Khu 7 có tiền thân là trại huấn luyện du kích Vĩnh Cửu, Biên Hòa, được thành lập ngày 23/9/1945, khai giảng ngày 26/9/1945, có nhiệm vụ đào tạo ngắn hạn cấp tốc cho cán bộ quân sự của Chi đội 1. Khóa đầu tiên mang tên Hồ Chí Minh, có 50 học viên, khóa kế tiếp mang tên Võ Nguyên Giáp, có 50 học viên.
Trường Quân chính Khu 8 do đồng chí Nguyễn Văn Quạn (Tham mưu trưởng Khu 8) làm Hiệu trưởng, được thành lập sau khi Khu 8 được củng cố (3/1946).
Trường Quân chính Khu 9 (sau được gọi là Trường Quân chính Quang Trung) khai giảng khóa đầu tiên ngày 10/11/1045, đã mở nhiều khóa huấn luyện quân sự, chính trị cho cán bộ.
Sau khi củng cố lực lượng và chuẩn bị đầy đủ về mọi mặt nắm chắc được tình hình Xứ ủy và Ủy ban kháng chiến Hành chánh Nam bộ chỉ đạo đánh thắng các trận đánh tiêu biểu như:
Trận Láng Le – Bàu Cò: Thực hiện kế hoạch đánh chiếm căn cứ Vườn Thơm, ngày 15/4/1948, Pháp huy động 3000 quân (chủ yếu là lính Âu – Phi) cùng máy bay, pháo, xe cơ giới, tàu chiến dưới sự chỉ huy của 1 đại tá người Pháp thực hiện cuộc tấn công vào căn cứ Vườn Thơm với mục tiêu hợp điểm là Láng Le. Lúc bấy giờ, lực lượng tại chỗ của ta gồm 4 đại đội thuộc Trung đoàn 308, 1 số đơn vị thuộc Trung đoàn Phạm Hồng Thái cùng lực lượng vũ trang Trung huyện phối hợp chống càn.
Qua 1 ngày chiến đấu ác liệt, quân ta đã tiêu diệt tại trận 300 tên địch, trong đó có nhiều sĩ quan, bắt sống một số lính Âu – Phi, làm hỏng và phá hủy 5 xe quân sự, thu 11 máy vô tuyến địện, 85 súng trường và súng máy. Tuy nhiên, do quân Pháp đông và được trang bị vũ khí, phương tiện hơn quân ta gấp nhiều lần nên tuy thắng trận, ta đã trả một giá khá đắt với 105 cán bộ, chiến sĩ hy sinh. Ngoài ra, còn có 25 bộ đội, 40 người dân bị thương, 17 người mất tích, khoảng 200 ngôi nhà và vườn tược bị đốt phá. Trận Láng Le – Bàu Cò đã đi vào lịch sử tỉnh Chợ Lớn và lịch sử chín năm kháng chiến chống Pháp của quân và dân Nam Bộ.
Trận Mộc Hóa: Từ ngày 16 đến ngày 18/8/1948, Tiểu đoàn 307, Trung đoàn 120, Trung đội du kích tập trung huyện Mộc Hóa đã tấn công đồn Mộc Hóa - một căn cứ quân sự lớn của Pháp cắm sâu trong căn cứ Đồng Tháp Mười. Sau ba ngày chiến đấu, lực lượng ta tiêu diệt 25 tên địch, làm bị thương 2 tên, bắt sống 6 tên – trong đó có đồn trưởng Louis Bertrand, đồng thời đánh thiệt hại nặng 1 tiểu đoàn địch đến tiếp viện, thu hơn 100 súng các loại - trong đó có 3 cối 60 ly, một số đại liên, trung liên.
Bằng chiến thuật Công đồn – đả viện, trận Mộc Hóa đã đi vào lịch sử hào hùng của dân tộc ta trong 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, làm nức lòng quân dân Khu 8, được cả nước ngợi khen cổ vũ. Đặt biệt, trong lúc quân dân ta đang chiến đấu tại Mộc Hóa, một tổ điện ảnh của Khu 8 đã theo sát các đơn vị quay được nhiều hình ảnh sinh động của trận đánh và dựng thành bộ phim tư liệu với tên gọi “Trận Mộc Hóa”. Đêm 24/12/1948, bộ phim được chiếu ra mắt khán giả tại Câu lạc bộ Quân nhân Khu 8 bên bờ kinh Dương Văn Dương để chào mừng cuộc hội nghị của Ủy ban Kháng chiến - Hành chính Nam Bộ.
Về lĩnh vực kinh tế: Trên tinh thần “tự lực cánh sinh” để phục vụ kháng chiến và chăm lo đời sống cho nhân dân, chính quyền kháng chiến một mặt khuyến khích phát triển sản xuất trên các lĩnh vực (nhất là nông nghiệp), chia cấp ruộng đất cho nông dân, một mặt đấu tranh chống phá âm mưu “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh” của địch. Bên cạnh việc sản xuất, việc thu thuế, chính quyền kháng chiến còn phát hành giấy bạc Nam Bộ, vận động các nhà giàu cho Nhà nước vay mượn, vận động nhân dân mua công phiếu, tín phiếu kháng chiến…
Những việc làm trên đã tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế kháng chiến. Đời sống của nhân dân trong vùng kháng chiến được nâng lên. Bà con nông dân càng phấn khởi, tích cực sản xuất để đóng góp công của, phục vụ phong trào cách mạng.
Phát hành giấy bạc Nam bộ: do tình hình chiến tranh lan rộng và địa bàn cách xa Trung ương, nên Chính phủ cho phép Nam Bộ in giấy bac Việt Nam tại Nam Bộ. Ngày 01/11/1947, Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ban hành sắc lệnh 102/SL cho phép in giấy bạc Việt Nam tại Nam Bộ nên còn được gọi là giấy bạc Nam Bộ.
Từ đó, Ban ấn loát đặc biệt được thành lập tại chiến khu Đồng Tháp Mười (nay thuộc xã Nhơn Hòa Lập, huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An) để thực hiện nhiệm vụ này. Đến năm 1948, Ban ấn loát đặc biệt chính thức hoạt động và từ giữa năm 1949 thì hình thành 2 phân ban:
-Phân ban A do ông Thân Trọng Song làm Trưởng phân ban, chuyên in tín phiếu, đóng tại Đồng Tháp Mười.
-Phân ban B do Họa sĩ Huỳnh Văn Gấm làm Trưởng phân ban, đóng tại căn cứ U Minh, chuyên in giấy bạc Nam Bộ.
Loại tiền đặc biệt này chủ yếu lưu hành ở các khu căn cứ: Đồng Tháp Mười, U Minh, Long Châu Sa….,sau lưu hành khắp các tỉnh Nam Bộ. Trên mỗi tờ giấy bạc đều có chữ ký của ông Phạm Văn Bạch (Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến - Hành chính Nam Bộ) và ông Nguyễn Thành Vĩnh (Giám đốc Sở Tài chính Nam Bộ) là người được Chính phủ nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa ủy quyền. Ngoài giấy bạc Nam Bộ, được sự cho phép của Chính phủ, chính quyền kháng chiến còn phát hành phiếu tiếp tế, phiếu đổi chác, tín phiếu và bạc tài chính lưu hành song song, có giá trị như nhau.
Hiện vật và hình ảnh minh họa: ảnh 2 mặt của tiền, tờ công trái Nam bộ, tiền cụ Hồ,…
Về lĩnh vực văn hóa: Bên cạnh việc đánh giặc, Xứ ủy, Ủy ban Kháng chiến - Hành chính Nam Bộ luôn quan tâm đến đời sống văn hóa của cán bộ, chiến sĩ và nhân dân. Nên văn hóa mới được xây dựng với mục tiêu xóa bỏ dần những hủ tục lạc hậu, xây dựng lối sống mới “mình vì mọi người”. Quan, hôn, tang, tế được tổ chức giản dị, tiết kiệm. An ninh trật tự xã hội được đảm bảo, đêm ngủ khỏi cần đóng cửa. Tình quân dân được vun đắp ngày càng bền chặt. Hoạt động văn nghệ trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu của nhân dân. Các đoàn văn công của quân khu, của tỉnh lưu diễn khắp nơi trong vùng căn cứ, nhiều nghệ sĩ có tên tuổi của Sài Gòn như Ba Du, Tám Danh, Tám Cần... đã vào chiến khu phục vụ kháng chiến, được nhân dân hết lời ca ngợi. Nhiều người cho rằng cuộc sống trong vùng kháng chiến lúc bấy giờ giống như thời “Nghiêu Thuấn” ở Trung Quốc.
Cơ sở điện ảnh đầu tiên của Nam Bộ cũng được thành lập ngày 16/10/1947 tại xã Nhơn Ninh, huyện Mộc Hóa (nay thuộc huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An) với tên gọi “Tổ Nhiếp ảnh Vệ Quốc đoàn Khu 8”. Những cán bộ đầu tiên như: Khương Mễ, Mai Lộc, Lê Hưng ... được cách mạng móc nối từ Sài Gòn đưa vào chiến khu. Tuy phương tiện, máy móc, phim nhựa còn thiếu thốn khó khăn, các ông đã nghiên cứu sách báo, tài liệu của nước ngoài để lắp ráp máy quay phim, tráng phim, chiếu phim và theo sát trận địa quay được những thước phim tư liệu quí giá mà đầu tiên là phim Trận Mộc Hóa (8/1948).
Đêm 24 /12 /1948, tại Câu lạc bộ quân nhân Khu 8 bên bờ kinh Dương Văn Dương, đồng bào Đồng Tháp Mười lần đầu tiên được xem bộ phim tài liệu hoàn chỉnh về trận Mộc Hóa. Hàng trăm người từ khắp mọi xóm ấp của chiến khu đã tìm về để thưởng thức bộ phim đầu tiên, ghe xuồng chen kín một quãng dài trên dòng kinh Dương Văn Dương. Có thể nói ngành điện ảnh cách mạng Việt Nam đã được khai sinh ở căn cứ Đồng Tháp Mười với bộ phim Trận Mộc Hoá.
Ngày 1/12/1947, Đài Tiếng nói Nam Bộ kháng chiến chính thức phát sóng buổi đầu tiên trên chiếc ghe tam bản mui ống 4 chèo, neo cạnh một cụm tràm bên bờ kinh Quận (nay thuộc xã Hậu Thạnh Đông- huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An).
Từ đó cho đến buổi phát sóng cuối cùng của đài vào ngày 1/12/1954 tại U Minh, trong suốt 7 năm trường, Đài Tiếng nói Nam Bộ đã vượt qua những khó khăn, thử thách ác liệt của chiến trường, phải thay đổi địa điểm hơn 15 lần, từ chiến khu Đồng Tháp Mười đến chiến khu U Minh để hoàn thành nhiệm vụ đưa tiếng nói chính nghĩa của cuộc kháng chiến chống Pháp đến với nhân dân trong nước và bạn bè quốc tế. Các buổi phát thanh của đài đều có đầy đủ quy cách, nội dung của một đài chính quy gồm: nhạc hiệu, lời báo danh, tin trong nước, tin quốc tế, xã luận, bình luận, ca nhạc, văn nghệ, kịch ngắn, ca cổ. Chương trình phát của đài từ mỗi ngày một buổi lên mỗi ngày 3 buổi, từ chỗ chỉ phát tiếng Việt tiến đến phát tiếng Pháp, tiếng Khơ-me, tiếng Quảng Đông, Bắc Kinh.
Hoạt động của Đài Tiếng nói Nam Bộ kháng chiến mà Long An là nơi vinh dự là địa điểm phát sóng đầu đã đi vào lịch sử và dư âm của nó vẫn còn tồn tại đến hôm nay. Chiếc máy phát sóng của Đài hiện được đặt tại một vị trí trang trọng trong phòng trưng bày của Bảo tàng Cách mạng Việt Nam (Hà Nội). Đài Tiếng Nói Nam Bộ cũng đã được chính phủ tặng thưởng Huân chương Kháng chiến hạng nhất.
Hiện vật và hình ảnh minh họa: tổ nhiếp ảnh Khu 8 trong thời gian kháng chiến chống Pháp ở ĐTM năm 1949, chiến sĩ đồng bào ta ở ĐTM náo nức đi xem phim tư liệu do điện ảnh Khu 8 chiếu năm 1949, máy phát sóng đầu tiên của Đài phát thanh Nam bộ...
Về lĩnh vực xã hội: Trong buổi đầu Nam Bộ kháng chiến, một số cán bộ, bác sĩ trường Đại học Y dược Pháp ở Đông Dương cùng nhiều sinh viên, y tá, điều dưỡng đã vào chiến khu Đồng Tháp Mười. Sau Tạm ước ngày 14/9/1946, Ủy ban Kháng chiến - Hành chính Nam Bộ quyết định thành lập Sở Quân - Dân y Nam Bộ để phụ trách công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, cán bộ và chiến sĩ. Phòng bào chế cũng được thành lập gồm 10 người có kiến thức chuyên môn để pha chế thuốc, vận động y dược sĩ trong ngành cung cấp nguyên liệu, đào tạo y, dược sĩ phục vụ chiến trường.
Bên cạnh đó, chính quyền cách mạng còn phát động xây dựng đời sống mới, chống mê tín dị đoan, giữ gìn vệ sinh, sử dụng hố xí hai ngăn, xóa bỏ cầu tiêu trên kinh rạch…Nhờ đó, trong những năm kháng chiến, trong vùng cách mạng kiểm soát không xảy ra dịch bệnh.
Phong trào Bình dân học vụ hay phong trào xóa nạn mù chữ trong toàn dân được Chính phủ phát động ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công.
Ở Nam Bộ, dưới sự lãnh đạo của Xứ ủy và Ủy ban Kháng chiến – Hành chính Nam Bộ, phong trào Bình dân học vụ diễn ra hết sức sôi nổi. Nhiều lớp học đã được mở ra, chủ yếu vào ban đêm với phương châm “Người biết chữ dạy người chưa biết”. Nội dung học chính là dạy biết đọc biết viết chữ Quốc ngữ và giáo dục tinh thần dân tộc, tư tưởng yêu nước, nêu bật những gương hy sinh vì nước trong lịch sử. Hình ảnh những cụ già, những em bé... đêm đêm xách đèn đi học tạo nên một phong trào sôi động, thu hút toàn dân tham gia chống giặc dốt - một trong ba kẻ thù lớn của toàn dân tộc ta thời bấy giờ đó là giặc ngoại xâm, giặc đói và giặc dốt.
Phong trào Bình dân học vụ đã góp phần xóa nạn mù chữ cho hàng triệu đồng bào, góp phần không nhỏ trong việc khắc phục hậu quả của chính sách “Ngu dân” mà thực dân Pháp đã thực hiện ngót 1 thế kỷ trên nước Việt Nam.
Hiện vật và hình ảnh minh họa: hộp đựng dụng cụ của quân y, bà Bút chiến sĩ thi đua của phong trào “bình dân học vụ” chụp hình cùng bác sĩ Phạm Ngọc Thạch và đồng chí Nguyễn Văn Chương...
Tóm lại: từ năm 1946 đến năm 1949, Đồng Tháp Mười trở thành căn cứ kháng chiến của Xứ ủy và Ủy ban Kháng chiến - Hành chính Nam Bộ với trung tâm là trục kinh Dương Văn Dương thuộc xã Nhơn Hòa Lập, huyện Mộc Hóa, tỉnh Tân An (nay thuộc huyện Tân Thạnh tỉnh Long An).
Khu vực này đã trở thành “Việt Bắc của miền Nam” với sự hiện diện của các cơ quan lãnh đạo cách mạng cấp xứ, cấp khu, câp tỉnh. Nhiều sự kiện lịch sử quan trọng đã diễn ra nơi đây như: Đại hội đại biểu Xứ ủy Nam bộ, nơi thành lập đài phát thanh Nam Bộ đầu tiên, nơi ra đời phim tư liệu của nền điện ảnh cách mạng Việt Nam... Khu vực này còn mang đậm dấu ấn của nhiều chiến công vang dội: chiến thắng Mộc Hóa, chiến thắng kinh Bùi, với sự nổi tiếng của Tiểu đoàn chủ lực 307 với bài hát “Tiểu đoàn 307” làm rung động lòng người, Tiểu đoàn 404, Trung đoàn 120 ….vang danh cả nước. Các cán bộ cao cấp của Đảng tại Nam Bộ và nhiều nhân sĩ trí thức nổi tiếng đã từng sống và hoạt động nơi đây để lãnh đạo phong trào kháng chiến, đưa con thuyền cách mạng vượt qua gian nan, thử thách đi đến bờ bến vinh quang.
Nơi đây trở thành một địa danh nổi tiếng, một điểm son chói lọi trong trang sử chống xâm lăng của dân tộc ta, là một minh chứng cho tinh thần yêu nước nồng nàn, ý chí căm thù giặc sâu sắc của nhân dân ta đã đoàn kết gắn bó thành một khối thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng đế đánh đuổi giặc ngoại xâm, giành độc lập dân tộc.
· Chuyên đề 4: Tân Thạnh ngày nay
Tân Thạnh ngày nay với diện tích tự nhiên 42.578 ha, phía Bắc giáp huyện Mộc Hóa, phía Nam giáp tỉnh Tiền Giang, phía Tây giáp tỉnh Đồng Tháp, phía Đông giáp huyện Thạnh Hóa. Nếu như xưa kia đây là vùng hoang vắng, dân cư thưa thớt đất đai chưa được khai thác đất hoang chiếm đa số các loại cây hoang dại như năn, sậy, dây leo mọc chằng chịt thì ngày nay vùng đất là vùng chuyên canh cây lúa, dân cư đông đúc, các ngành y tế, giáo dục cũng phát triển rất nhiều. Bên cạnh đó, Tân Thạnh còn có các trục giao thông đường bộ vô cùng quan trọng trong việc xây dựng kinh tế kết hợp với củng cố quốc phòng, mặt khác hệ thống giao thông thủy rất thuận lợi cho việc vận chuyển và giao lưu hàng hóa với thành phố Tân An và TP Hồ Chí Minh góp phần rất lớn vào sự phát triển về kinh tế - xã hội của tỉnh Long An nói riêng và cả nước nói chung.